Khởi nghiệp bằng trang trại nuôi heo, là một trong những cách đầu tư sinh lời ngắn hạn hiệu quả nếu người chăn nuôi thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận sẽ mắc phải một số lỗi phổ biến về thức ăn cho heo, chuồng trại, ánh sáng… Hãy cùng Vinafeed Group điểm qua một vài lỗi cơ bản trong chăn nuôi heo ngay dưới đây nhé.
1. Hàng rào chuồng trại không phù hợp
Heo là một trong những loại động vật “thông minh” nhất mà người có thể nuôi. Chúng thường hay đào lỗ dưới hàng rào và lặp đi lặp lại hoạt động này mỗi ngày. Vì vậy, người chăn nuôi cần chuẩn bị hàng rào có then gài đóng cửa sau khi ra vào, lựa chọn vật liệu làm hàng rào chắc chắn để đảm bảo không bị phá hủy bởi chính những chú heo của mình.
2. Không gian chuồng quá hẹp
Thông thường, heo sẽ đi vệ sinh ở những khu vực cụ thể trong chuồng và người chăn nuôi có thể dễ dàng dọn dẹp. Tuy nhiên, không gian chuồng heo quá chật sẽ gây ra mùi hôi khó chịu cho cả khu vực xung quanh. Hãy chắc chắn vệ sinh chuồng heo thường xuyên và có không gian nhốt đủ rộng, để heo di chuyển.
Đối với heo thả vườn, chúng sẽ có nhiều không gian đi lại và giảm thiểu khả năng “quậy phá” hàng rào vì cảm thấy “nhàm chán”. Nếu bắt đầu mô hình chăn nuôi heo thả vườn với những lứa heo nhỏ, hãy đặt chúng vào một “chuồng huấn luyện” với hàng rào xung quanh.
Cho heo nhiều không gian di chuyển sẽ giúp giảm khả năng bị nhiễm ký sinh trùng từ chất thải.
3. Chọn giống heo không đúng cách
3.1 Giống heo nào có lãi nhất?
Chìa khóa thành công của người chăn nuôi là chọn giống và thức ăn cho heo phù hợp để tối đa hóa tiềm năng di truyền. Đầu tiên, hãy chọn một đàn heo có độ tuổi phù hợp với mục đích chăn nuôi. Người chăn nuôi nên chọn những con giống bản địa phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Một số giống heo phổ biến trong chăn nuôi hiện nay như: Heo Móng Cái, heo ỉ, heo máng, heo sóc, heo cỏ…
3.2 Kiến thức chăn nuôi chưa trang bị đủ
Kiến thức chăn nuôi thực tế sẽ giúp ích rất nhiều cho người mới lần đầu thực hiện. Nếu giữ tỷ lệ số lượng giống heo đực và heo nái tương đương, đàn heo sẽ rất dễ dàng phát triển.
Heo thường lớn nhanh đến tuổi phối giống. Heo đực giống và heo nái đều thích hợp phối giống khi từ 8 tháng tuổi, thời gian nuôi nái kéo dài từ 2 đến 3 ngày, trong đó ngày đầu tiên thích hợp để phối giống và ngày thứ 2 để gieo. Heo nái đang cho con bú có thể phối giống trở lại sau 2-10 ngày cai sữa và thời gian heo mang thai không quá 115 ngày. Trung bình, một con heo nái có thể đẻ khoảng 8-12 heo con/ lần/ 6 tháng.
3.3 Chọn thức ăn cho heo chưa đúng cách
Chi phí mua thức ăn cho heo chiếm khoảng 70% chi phí nuôi đến tuổi trưởng thành. Người chăn nuôi cần phải tìm một nguồn thức ăn có chất lượng cao với giá cả hợp lý.
Tìm hiểu thêm về Thức ăn cho heo con giàu dinh dưỡng VINA101S.
Ngoài ra, người chăn nuôi cần đầu tư thêm các vật tư khác như: Máng ăn tự động, máy tưới nước.. giúp tiết kiệm thời gian và sức lực hơn cho người chăn nuôi, và giảm thiểu thực hiện các bước trong chăn nuôi bằng thủ công.