THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI ỨNG PHÓ "CƠN BÃO GIÁ" NGUYÊN LIỆU

Wednesday, 20/04/2022, 13:54 GMT+7

Trong thời gian từ năm 2015 – 2020, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tương đối ổn định, tuy nhiên, kể từ tháng 10/2020 đến nay, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá nguyên liệu tăng liên tục. Năm 2021, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tại Việt Năm tăng từ 18 – 22%. Việc sử dụng chủ yếu nguyên liệu nhập khẩu được xem là yếu tố then chốt làm thức ăn chăn nuôi liên tiếp tăng giá trong thời gian qua. Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), từ đầu tháng 2/2022 đến nay, giá bã đậu tương tăng khoảng 22%, đậu tương tăng khoảng 21%, ngô tăng khoảng 9%.... Trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành sản xuất, điển hình như với ngành chăn nuôi heo, chi phí thức ăn chiếm từ 65 – 70%. Việc tăng chi phí thức ăn chăn nuôi đã tác động tiêu cực đến nhiều hộ và trang trại chăn nuôi, làm giảm mạnh về lợi nhuận.

HINH_2_-_bai_2

Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất

HINH_3_-_bai_2

Giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng, tác động tiêu cực đến nhiều hộ và trang trại chăn nuôi

Hiện tại, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Trên cả nước hiện có 265 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh với công suất thiết kế đạt 41,4 triệu tấn. Trong số này, chỉ có khoảng 20% cơ sở sản xuất thủ công với công suất thiết kế đạt dưới 30.000 tấn/năm, còn lại 80% các cơ sở đã đầu tư công nghệ đạt trình độ tiên tiến và dây chuyền sản xuất tự động hoặc có trình độ bán tự động. Trên 80% số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam có áp dụng ít nhất một hệ thống quản lý chất lượng như: ISO, HACCP, GMP hoặc tương đương, trong đó có thể kể đến các doanh nghiệp như: Dabaco, Masan, Vinafeed, GreenFeed, Lái Thiêu.... Mỗi năm, các cơ sở sản xuất này cần trên 33 triệu tấn nguyên liệu, nhưng trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn (chiếm khoảng 40%), số còn lại từ nguồn nhập khẩu 22,3 triệu tấn. Trong số này, Vinafeed Group là doanh nghiệp nội địa hiếm hoi nằm trong top 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn này sở hữu 03 nhà máy tại Đồng Nai, Hà Nam và Hải Dương với tổng công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm. Đặc biệt, cả 3 nhà máy của doanh nghiệp đều đang ứng dụng hệ thống máy móc hiện đại theo công nghệ Van Aarsen (Châu Âu), đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao về độ đồng đều và bảo đảm nguồn dinh dưỡng tối ưu cho vật nuôi.

hinh_4_-_bai_2

Nhà máy thức ăn chăn nuôi Vina Hà Nam

Mặc dù, thời gian qua giá nguyên liệu tăng và gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhập khẩu, song theo các doanh nghiệp trong ngành, nguồn cung thức ăn chăn nuôi không bị thiếu hụt. Ông Phạm Đức Luận – CTHĐQT kiêm TGĐ Vinafeed Group cho biết: “Từ đầu năm 2021 đến nay, dù tình hình nhập khẩu nguyên liệu khó khăn, giá thành tăng cao, song Vinafeed Group vẫn cung cấp cho thị trường nội địa khoảng 500,000 tấn thức ăn chăn nuôi mỗi năm. Bên cạnh đó, với việc áp dụng “1 cung đường, 2 điểm đến, 3 tại chỗ” trong suốt thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, Vinafeed Group vẫn đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng cho tất cả các đại lý, nhà phân phối và trang trại chăn nuôi đang sử dụng 02 dòng sản phẩm Vina và Happy. Vinafeed Group cũng luôn cố gắng chia sẻ với người chăn nuôi bằng cách giữ giá thành ở mức thấp nhất nhưng luôn đảm bảo về chất lượng; đồng thời hỗ trợ các đại lý, nhà phân phối một số sản phẩm phòng, chống dịch với hy vọng tất cả cùng vượt qua giai đoạn khó khăn của thị trường.”

HINH_5_-_bai_2

Trong năm 2021, Vinafeed Group cung cấp cho thị trường nội địa khoảng 500,000 tấn thức ăn chăn nuôi

Một trong những giải pháp đang được các doanh nghiệp trong ngành thực hiện nhằm giảm giá thành của thức ăn chăn nuôi – đó là tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước và xây dựng nhà máy chế biến phù hợp với vùng chăn nuôi để giảm áp lực về logistics. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng, hạ giá thành thức ăn chăn nuôi bằng những công nghệ sinh học; đánh giá lại chỉ tiêu dinh dưỡng, tập trung phát triển những vi lượng thay thế, nguồn protein trong nước… là hướng đi được các doanh nghiệp trong ngành quan tâm ngày càng nhiều. Điều này dự báo sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi.

 

Dẫn nguồn: https://doanhnghiephoinhap.vn/thi-truong-thuc-an-chan-nuoi-ung-pho-con-bao-gia-nguyen-lieu.html

Share:

Other News

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam là rất lớn, trung bình mỗi năm ...
Khác với tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ trước đây chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, ở thời điểm hiện tại, ngày càng nhiều nhà chăn nuôi phát triển ...
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet