Chuyên đề bò
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn vẫn chưa tìm được câu trả lời, hãy liên hệ với VINAFEED.
faqs Xin hỏi, đàn bò nhà tôi có một vài con bị tình trạng nổi cục trên da vùng cổ và đầu, sức ăn cũng giảm. Đây có phải là bệnh truyền nhiễm gì không, có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào? Tôi xin cảm ơn. (Thanh Tú - Bình Phước)

Giải đáp câu hỏi:

Sau khi bò đẻ cần tách ngay bê con ra khỏi mẹ. Cả giai đoạn cho bê ăn sữa đầu và nuôi bê bằng sữa sau đó cũng không để bê con bú mẹ mà vắt sữa vào bình hoặc xô, cho bê ăn. Không để bê “bú thúc” trước khi vắt sữa và cũng không để bê “bú vét” sau khi vắt. Phải tách bê con ra khỏi bò mẹ để giúp:

–  Tạo thói quen tiết sữa cho bò mẹ, bò mẹ vẫn tiết sữa bình thường trong khi vắng mặt bê con.
–  Việc vắt sữa được tiến hành dễ dàng, đơn giản, tránh phiền phức là phải có mặt bê con mới vắt được sữa.
–  Nếu để bê con “bú thúc” ta không thể xác định được chính xác năng suất sữa của bò mẹ, vì thế không thể lên khẩu phần ăn hợp lý.
–  Môi, miệng, đầu bê con có thể bẩn và sẽ làm bẩn núm vú, bầu vú và làm bẩn sữa.
–  Có thể bê con có răng dài, mọc không đều và trong lúc mải mê bú sữa có thể làm tổn thương núm vú và gây viêm vú.
–  Nếu để bê con bú sữa thì bò mẹ chậm động dục trở lại do kích thích bản năng làm mẹ.

Cảm ơn Anh/ Chị đã liên hệ Vinafeed Group và Chúc Anh/ Chị thành công!

faqs Xin hỏi, đàn bò nhà tôi có một vài con bị tình trạng nổi cục trên da vùng cổ và đầu, sức ăn cũng giảm. Đây có phải là bệnh truyền nhiễm gì không, có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào? Tôi xin cảm ơn. (Thanh Tú - Bình Phước)

Giải đáp câu hỏi:

Đàn bò của anh/ chị đang bị Bệnh viêm da nổi cục. Đây là bệnh truyền nhiễm trên trâu/ bò và thường xảy ra, bùng phát dịch chủ yếu vào mùa nóng ẩm.

Bệnh viêm da nổi cục sẽ gây ra một số thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết nhiều ở trâu, bò giai đoạn còn non hoặc trâu, bò già sức đề kháng kém.

Để chủ động trị và giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, xin chia sẻ với anh/ chị một số cách xử lý như sau:
– Báo ngay cho cơ quan thú y tại địa phương
– Chấp hành theo hướng dẫn của cơ quan thú y về quy định phòng chống dịch bệnh động vật.
– Dừng buôn bán, vận chuyển gia súc ra vào vùng dịch
– Cách ly ngay gia súc bị bệnh, thu gom và xử lý chất thải bằng ủ sinh học hoặc chôn đốt, không để ứ đọng nước, phân, vệ sinh sát trùng, diệt côn trùng tại khu vực chăn nuôi và trang trại.
– Thực hiện tiêm phòng cho toàn đàn gia súc trong trang trại vì bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu.
– Thường xuyên sử dụng thuốc chống côn trùng bằng cách nhúng, xịt hoặc sử dụng các sản phẩm tại chỗ.
– Chăm sóc và hỗ trợ điều trị trâu, bò bị bệnh

Khi bò bị bệnh thường có những biểu hiện như sốt, bỏ ăn vì vậy cần thực hiện chăm sóc riêng đồng thời tiến hành trợ sức cho vật nuôi và dùng thuốc phòng trị các bệnh ghép hoặc bệnh kế phát, cụ thể:
– Xử dụng thuốc kháng viêm, hạ sốt cho vật nuôi
– Truyền dịch sinh lý mặn hoặc ngọt cho vật nuôi
– Có thể sử dụng kháng sinh hoặc thuốc trị ký sinh trùng đường máu để tiêm cho trâu, bò bị bệnh phòng kế phát các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng đường máu.

Cảm ơn Anh/ Chị đã liên hệ Vinafeed Group và Chúc Anh/ Chị thành công!